Khóa cửa nhật bản: Đó là một thiết bị thường làm bằng kim loại dùng để cố định cánh cửa để ngăn cách 2 khoảng không gian.
Muốn mở cửa người ta phải dùng đúng chìa khóa để mở đối với khóa cơ truyền thống và đúng phần nhận diện (giọng nói, vân tay, mã số, thẻ từ…) đối với khóa điện tử.
Khóa nhật bản trong một công trình: Như chúng ta đều biết, khi xây dựng một công trình, nó được cấu thành bởi nhiều yếu tố, khóa cửa là một bộ phận nhỏ (so với toàn công trình) nhưng rất quan trọng. Khóa cửa là bộ phận tạo nên sự an toàn bên trong đối với bên ngoài của ngôi nhà. Vì vậy khóa cửa trở thành một người bạn trung thành luôn bảo vệ tính mạng, tài sản và những người thân của bạn.
Nhiệm vụ của khóa nhật bản:
Một đất nước đang phát triển sẽ có nhiều công trình được xây dựng hàng năm. Một trong các chỉ tiêu của quá trình xây dựng công trình hiện nay là tạo nên được sự thoải mái, sự tiện dụng, sự an toàn …cho người sử dụng.
Tùy theo từng dạng công trình, từng vị trí trong một công trình, cấp độ an ninh khác nhau mà chúng ta có nhiều cấp độ khóa cửa khác nhau, từ an toàn thấp đến an toàn cao và an toàn tuyệt đối.
Vì vậy nhiệm vụ của khóa cửa chính là tạo nên sự bảo mật và an toàn.
Trong một công trình tùy từng vị trí khác nhau, từng phòng ban, hành lang khác nhau… mà người kiến trúc sư sẽ chọn loại khóa cửa có chức năng tương ứng.
Chức năng của khóa cửa trong một công trình.
Khóa cửa rất đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, chủng loại nhưng quy tụ về chức năng thì bao gồm các loại sau.
Lịch sử – quá trình hình thành và phát triển của khóa nhật bản.
Để có được một bộ khóa cửa như ngày hôm nay, khóa cửa trải qua nhiều giai đoạn phát triển, có thể tóm lược qua các cột mốc sau:
Then cài: Đó là một bộ phận thường làm bằng gỗ hoặc kim loại dùng để cài chặt mặt sau của cánh cửa tựa trên hai bờ vai của bộ cửa.
Dây xích: Đó là một sợi dây thường làm bằng kim loại, có tác dụng quấn và giữ chặt cánh cửa lại (để giữ cửa khỏi mở ra bằng cách mấu điểm cuối của sợi dây với một cái móc nằm ở mặt sau của cánh cửa).
Chốt nổi: Là hình thức biến thể của then cài và dây xích. Đó là một thanh hình dẹp bằng kim loại gắn nổi trên cánh cửa, để giữ cửa khỏi mở ra bằng cách chốt (cài) vào khung bao của bộ cửa. Đỉnh cao của chốt cửa chính là cây chốt âm vừa đạt độ an toàn cao nhất vừa thẩm mỹ nhất.
Lưu ý: Khuyết điểm lớn nhất của những loại trên (then cài, dây xích, chốt nổi…) là chỉ khóa được mặt trong của cánh cửa ( khi có người bên trong).
Ổ khóa cửa – khóa cơ
Những bộ khóa cửa đầu tiên ra đời rất đơn giản thường làm bằng gỗ (loại tốt) với hệ chìa chữ L rất đơn giản và dễ chòi.
Khi các vật liệu bằng kim loại phát triển ổ khóa cửa chuyển qua làm bằng kim loại (đồng, thau, Inox, Atimon, nhôm…) rất đa dạng về kiểu dáng, hoa văn và màu sắc, nhưng chung quy lại ta có thể phân biệt từng giai đoạn phát triển của nó thông qua hệ chìa.
Ghi chú:
Hệ thống Master key: dùng một chìa mở được toàn bộ hệ thống khóa cửa, không phân biệt số lượng (có phân biệt sự riêng tư từng bộ khóa cửa và phân nhánh theo chức năng quản lý).
Hệ thống Master key
Ưu điểm: Dễ dàng quản lý hệ thống khóa cửa với việc dùng một chìa có thể mở được hết các của.
Khóa hiện đại – khóa điện tử
Ngày nay với những tiến bộ trong ngành kỹ thuật điện, điện tử… chúng ta còn thấy những loại khóa không dùng những loại chìa truyền thống mà dùng các hình thức giao diện khác để mở như thẻ từ, giọng nói, vân tay, ánh mắt,…
Ghi chú:
Những loại khóa này thích hợp ở những khu vực hoặc công trình có giám sát, bảo vệ như khách sạn, tòa nhà công sở, ngân hàng….
Các loại khóa điện tử hiện đại như khóa cửa dùng vân tay, khóa thẻ điện từ, khóa nhận diện giọng nói, ánh mắt… Trong cấu tạo và cơ chế hoạt động cơ bản vẫn giống hoàn toàn một khóa cơ bình thường (tay cầm, thân khóa), chỉ khác khóa cơ ở phần nhận diện, khóa cơ truyền thống dùng chìa để mở, khóa hiện đại dùng các bộ phận của cơ thể để mở.
Trong quá trình vận hành của khóa điện tử do những khiếm khuyết như bo mạch điện tử có tuổi thọ nhất định (vùng nhiệt đới bo mạch thường chỉ sống được từ 2 đến 3 năm) và những sự cố do ẩm ướt, pin chảy nước, pin không thay đúng định kỳ, bị đập phá (do bộ phận nhận diện là một hộp gắn nổi), nên thường nhà sản xuất vẫn phải gắn thêm một lõi chìa (cyclinder) ở một vị trí khuất (thường ở bên dưới) của bộ khóa điện tử, để khi có sự cố bất thường xảy ra do phần nhận diện không hoạt động được, thì người sử dụng có thể dùng chìa truyền thống (emergency) để mở và đây chính là điểm mà các tên đạo chích hay anh em locksmith cũng thường tiến hành bắn phá, chòi chìa để bước vào căn nhà.